NGUYỄN VY KHANH Thơ Tân Hình-thức, Lối Khác của Hà Nguyên Du Năm 2000, trong bài nhận định về tuyển thơ (Anh Biết, Em Yêu Dấu) của Hà Nguyên Du, chúng tôi đã nhận xét về nhà thơ "phần thử nghiệm theo thi ca thời Hậu hiện-đại, thời Tân hìnhthức, hypertext, ... hãy còn sớm để đánh giá, nhưng người đọc khó tính không quen vẫn có thể cảm được qua một số hình ảnh, vần điệu và nội dung thơ. Ở những bài thật "mới" có thể "chấp nhận"(!), Hà Nguyên Du đã để lại cái gì khác hơn là một thể loại chủ trì hình thức. Hai hay ba phần còn lại, Hà Nguyên Du đã không làm thất vọng người sính thơ với những đặc sắc của riêng anh. Nghịch thường thay, ở những trúc trắc chữ dùng, bất ngờ hình ảnh hay nhịp trật, không đợi chờ, ... lại là những nét riêng thành công, như một loại "nhạc tính", "âm điệu" rất thơ, rất Hà Nguyên Du! ". Từ ấy đến nay, Hà Nguyên Du đã không ngừng ở thử nghiệm, mà anh đi xa hơn trong dòng thơ Tân Hình-thức với Gene đại dương (Tạp chí Thơ, 2003; Nhân Ảnh, 2017) và Vầng Thơ Trên Đóa Quỳ Vàng (VHM, 2018). Nay, anh xuất bản Thơ Toàn Tập gồm bốn tập thời hải-ngoại, cả tập đầu Lối Khác - chốn "thơ ta / mãi ngát hương, hiền / khai thông / cho máu trăm miền về tim ..." (Thơ Ta), như ghi dấu đam mê thi-ca và nghệ thuật củaHà Nguyên Du, là hành trang nhà thơ đi từ những thể loại lục bát, tự do, cả thơ cũ, thơ vần và (tạm?) dừng lại với Tân Hình-thức - cuộc hành trình đi tìm giá trị thitính bằng cách trở về đời sống hiện thực và thế gian thường ngày, nơi thơ trở thành truyện kể có khi dài số câu. Bài Những Con Chữ Mầu Nhiệm đã như một "tuyên ngôn" - trích phần đầu và cuối: 6* hà nguyên du "bàn phiếm conputer thành ra vũ trường cho những bước chân lã lướt tung tăng của những con chữ những con chữ tinh khôi bước ra từ nguồn mạch não của người làm thơ và người làm thơ cảm nhận hạnh phúc qua mười ngón tay ông biến thành những đôi chân cho những con chữ tung tăng như bước chân chim tuổi học trò trên sân trường những con chữ dancing đẹp mắt trên vũ trường phiếm khiến con mouse (...) biến thành dòng máu tim anh đều nhịp đập để những con chữ kết đầy hoa trên cành cây thơ của người làm thơ hay ai ai đó đã dùng những con chữ thường ngày ơi.! những con chữ mầu nhiệm hỡi em yêu... hỡi bạn bè khắp chốn..!!".
Gửi ý kiến của bạn